Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Chương trình trả lời trực tuyến về việc nộp thuế điện tử

Chủ trương cũng như hướng giải quyết những vướng mắc trong quá trình nộp thuế điện tử với doanh nghiệp sẽ được lãnh đạo Tổng cục thuế, VietinBank và Banknetvn giải đáp trực tiếp lúc 14h ngày 9/12.


Sau 5 năm triển khai, đến nay hơn 90% doanh nghiệp đang hoạt động đã đăng ký tham gia nộp thuế điện tử. Tuy vậy, số chứng từ nộp thuế và lượng tiền nộp về ngân sách Nhà nước bằng phương thức này vẫn còn rất thấp.

Trong khi đó, theo mục tiêu Nghị quyết 19 của Chính phủ nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế đặt ra, 95% doanh nghiệp phải kê khai thuế điện tử và tối thiểu 90% doanh nghiệp sẽ nộp thuế theo hình thức này. Để sớm đạt mục tiêu, ngành thuế đã có nhiều nỗ lực và giải pháp, trong đó có việc đề xuất các ngân hàng thương mại không nhận nộp thuế tại quầy bằng tiền mặt từ ngày 1/12. Trước mắt, quy định này sẽ áp dụng với doanh nghiệp, trong khi các cá nhân vẫn có thể nộp tiền mặt vào ngân sách tại Kho bạc hoặc các ngân hàng thu hộ.



Để giải đáp mọi vướng mắc cho người dân khi nộp thuế điện tử, 14h chiều nay (9/12), Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế Nguyễn Đại Trí, Phó tổng giám đốc VietinBank Trần Công Quỳnh Lân và Chủ tịch HĐQT Công ty cô phần Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) - Phạm Tiến Dũng sẽ có buổi trả lời trực tuyến trên VnExpress.

Độc giả là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức có thể gửi mọi câu hỏi, thắc mắc tại đây.

Trước đó, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ nộp chứng từ thuế và số tiền nộp vào ngân sách bằng phương thức điện tử thấp chính là thói quen dùng tiền mặt của người dân. Không ít doanh nghiệp sau một lần nộp thuế điện tử thất bại đã quay trở lại cách nộp tiền cũ là mang tiền mặt đến tận ngân hàng cho yên tâm.

Ngoài ra, câu chuyện phí cũng là một trở ngại lớn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị có số thu lớn. Khi nộp thuế điện tử, nhiều doanh nghiệp cho biết phải chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào kho bạc và chịu phí chuyển khoản hoặc phí chuyển tiền liên ngân hàng. Điều này khiến chi phí hoạt động của họ tăng lên. Với nhiều doanh nghiệp có số thuế phải nộp lớn, phí chuyển tiền càng cao nên họ sẵn sàng mất thời gian ra ngân hàng nộp tiền mặt thay vì chuyển qua mạng.

Chưa kể, nhiều chủ công ty vẫn không thực sự yên tâm khi giao chữ ký số cho kế toán, đặc biệt với các công ty quy mô nhỏ và vừa hay thuế kế toán làm mùa vụ. Trong trường hợp đích thân giám đốc doanh nghiệp chủ động sử dụng chữ ký cũng khó bởi không phải lúc nào lãnh đạo công ty cũng ở trụ sở. “Theo tôi, cơ quan thuế nên cho song hành hình thức ủy nhiệm chi và nộp thuế điện tử. Doanh nghiệp dựa vào điều kiện thực tế thấy phương án nào phù hợp thì chọn lựa", chủ một doanh nghiệp nói.

Không chỉ nỗ lực thu thuế điện tử với doanh nghiệp, ngành thuế cũng đang gấp rút thực hiện thu nộp tiền vào ngân sách bằng phương thức điện tử cho các cá nhân, hộ kinh doanh và hoàn thuế điện tử theo Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Hiện nay, kho bạc Nhà nước đã bắt đầu hỗ trợ cho người dân sử dụng thẻ ngân hàng tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS), thay vì phải nộp tiền mặt trực tiếp.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đại Trí - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đầu năm sau sẽ thí điểm phương thức điện tử. Đến tháng 7/2016, ngành thuế sẽ thí điểm khai và nộp thuế điện tử cho cá nhân khai lệ phí trước bạ ôtô, xe máy, cho thuê nhà, nộp các khoản thu liên quan đến đất. Từ năm 2017, việc nộp lệ phí trước bạ tài sản, cho thuê tài sản, hộ kinh doanh qua mạng sẽ được áp dụng trên toàn quốc.

Đọc thêm: Lợi ích của việc thuê kế toán bán thời gian

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

CÔNG VĂN 4005/TCT-CS VỀ VIỆC KÊ KHAI KHÂU TRỪ THUẾ GTGT ĐỔI VỚI NHỮNG KHOẢN CHI CÓ TÍNH CHẤT PHÚC LỢI CHI TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Ngày 29/09/2015, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4005/TCT-CS về việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như sau:



BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4005/TCT-CSV/v: chính sách thuế.
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2014

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng cục Thuế nhận được công văn của một số doanh nghiệp và Cục Thuế nêu vướng mắc về thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng đầu vỏ tôm sơ chế làm sạch. Về vấn đề này, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản 7 điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định về thuế GTGT hướng dẫn:
"2.7. Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt lát, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác" áp dụng thuế suất thuế GTGT 5 %.
- Tại điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:
"Mức thuế suất 10 % áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này".
- Tại khoản - điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
"…Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh khỏi thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác…"
- Tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về kê khai thuế GTGT như sau:
"5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu".
- Tại khoản 7 điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về thuế suất thuế GTGT 5% như sau:
"7. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm là thủy sản, hải sản. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%..."
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, mặt hàng vỏ tôm, đầu tôm sơ chế rửa sạch bằng nước và hóa chất nhưng vẫn giữ được nguyên dạng nguyên liệu đầu tôm, vỏ tôm (mặt hàng đầu tôm, vỏ tôm sơ chế) do tổ chức, cá nhân tự nuôi trồng, đánh bắt bán ra thuộc đối tượng không chịu được không chịu thuế GTGT.
Trước ngày 1/1/2014, mặt hàng vỏ tôm, đầu tôm sơ chế áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% ở khâu kinh doanh thương mại.
Từ ngày 1/1/2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán mặt hàng vỏ tôm, đầu tôm sơ chế nêu trên cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm đầu tôm, vỏ tôm sơ chế nêu trên cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
Công văn này thay thế công văn số 725/TCT-CS ngày 10/03/2014 của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để các Cục Thuế được biết./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Vụ PC, CST-BTC; TCHQ;
- Vụ PC-TCT;
- Cty TNHH Việt Nam Chitin Hậu Giang; (đ/c: Số 128, Ấp Phú Thạnh, Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang)
- Lưu: VT, CS (3)
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Lợi ích của việc thuê kế toán bán thời gian

Dịch vụ kế toán

Kế toán gia công phần mềm là một cách mà theo đó là một nhiệm vụ tài khoản, dự án được cung cấp cho một công ty bên ngoài cho thấy sự quan tâm tích cực trong công việc và do đó được đào tạo và đã sẵn sàng để thực hiện các dự án như vậy, do đó, họ cung cấp các dịch vụ kế toán. Họ được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên internet, một số một số tốt xấu. Có, có rất nhiều những người thân xấu, nhất dựa trên các chuyên gia không có và chất lượng cung cấp. Trong các doanh nghiệp nhỏ, các vấn đề kế toán là một trong những vấn đề lớn của họ đặc biệt là những thiếu đào tạo kế toán chính thức. Họ buộc phải tìm kiếm các dịch vụ kế toán từ các công ty gia công phần mềm xung quanh. Có những dịch vụ khác nhau mà các công ty cung cấp cho khách hàng tiềm năng, ví dụ: thiết lập kế toán, phân tích tài chính, bảng cân đối kế toán, sổ sách làm sạch... Các dịch vụ kế toán bán thời gian có liên quan trong một công ty và trong những hoàn cảnh bình thường, họ được cung cấp bởi chiếm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong công ty. Tuy nhiên, các công ty nhỏ có thể không thể đủ khả năng như vậy, do đó, về cơ bản lớn hơn công ty có thể thuê các chuyên gia có tay nghề cao để xử lý các vấn đề kế toán mặc dù có một số công ty lớn hơn mà vẫn thuê ngoài công việc kế toán. Các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty này là gì?

Một số các dịch vụ kế toán được thực hiện bởi các công ty gia công phần mềm là:

Phân tích tài chính: Đây là một trong các dịch vụ kế toán quan trọng nhất. Đây là đánh giá tình hình tài chính của một công ty. Nó thực sự là quan trọng để phân tích các điều kiện tài chính bởi vì từ đó, người ta sẽ nhận được để biết thu nhập và chi phí, lợi nhuận và mất mát của một công ty, vv ... Nếu một công ty đang làm tốt hay không cũng phát hiện ra. Cơ sở để có những kiến thức này sẽ cho phép công ty để biết được họ đang làm tốt hay không. Kết quả lợi nhuận và mất mát cho một công ty rất nhiều điều và tăng cường quá trình ra quyết định trong tương lai.

Lợi nhuận hoặc lỗ tuyên bố: Bởi vì một công ty cần để phát triển và cho rằng để xảy ra các công ty cần phải làm cho doanh số bán hàng và lợi nhuận từ nó. Đây là doanh số bán hàng được ghi nhận trên cơ sở hàng ngày mà một công ty tích lũy dẫn đến tăng trưởng bền vững. Như lợi nhuận cho thấy một cái gì đó tốt thì tổn thất cho thấy một cái gì đó rất xấu. Bây giờ nếu doanh nghiệp của bạn luôn ghi lại tổn thất và bạn biết gì về nó, có thể vì các hồ sơ kế toán không đúng, điều rất có thể là thất bại và phá sản. Vì vậy, nếu như một doanh nghiệp nhỏ muốn tăng trưởng và thành công bền vững, có một tuyên bố lợi nhuận và mất mát là quan trọng và điều này là lý do tại sao nó có liên quan để có được các dịch vụ kế toán 


Bảng cân đối kế toán: Đây là một dịch vụ kế toán được cung cấp bởi các công ty gia công phần mềm. Bảng cân đối kế toán là một hồ sơ quan trọng là tất cả các công ty mong muốn tăng trưởng cần phải có. Bảng cân đối kế toán là bản ghi của các hoạt động tài chính trong một công ty trong một khoảng thời gian. Nó ghi lại thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản trên nợ, lợi nhuận và tổn thất vốn, tiền mặt ở bàn tay, vv Với bảng cân đối kế toán, phân tích tài chính của một công ty có thể được kiểm tra. Ví dụ, một bảng cân đối kế toán ghi vượt quá trách nhiệm pháp lý đối với tài sản có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn và nếu không có gì được thực hiện nhanh chóng có thể chỉ giảm mạnh vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, dư thừa các tài sản trên nợ cho thấy công ty đó là mạnh mẽ và làm việc tốt.

Vì vậy, có rất nhiều dịch vụ kế toán, tất cả tạo thành lý do tại sao một doanh nghiệp nhỏ nên thuê ngoài công việc kế toán. Các công ty nhỏ không phải là những người duy nhất cần phải thuê ngoài công việc kế toán, những người lớn hơn cũng nên như vậy.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Những điểm mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp

(TVPL) Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC. Sau đây là một số điểm mới nổi bật của Thông tư 200:

I. ĐƯỢC DÙNG NGOẠI TỆ LÀM ĐƠN VỊ TIỀN TỆ ĐỂ GHI SỔ KẾ TOÁN

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam.

BCTC mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là BBTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam.

Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu không thỏa các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

II . TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1. Các tài khoản Tài Sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.

2. Bỏ tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng

3. Thêm tài khoản:

Tài khoản 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ

Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Tài khoản 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

4. Thay đổi các tài khoản sau:

Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn)

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn khác)

Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên doanh)

Tài khoản 228 – Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác)

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn)

Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn)

Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược dài hạn)

Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn)

Tài khoản 343 – Nhận ký quỹ, ký cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn)

Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh)

Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân phối)

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây)

5. Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản.

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Thông tin bắt buộc trong BCTC không còn "Thuế và các khoản nộp Nhà nước".

2. Kỳ lập BCTC giữa niên độ sẽ gồm BCTC quý (cả quý IV) và BCTC bán niên (trước chỉ yêu cầu BCTC quý và không cần quý IV).

3. Thêm các quy định mới về Xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106).

4. Sử đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán, cụ thể:

Mã số 120 = Mã số 121 + 122 +123 (trước đây là 121 + 129)

Mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 +136 +137 +139 (trước đây không có 136, 137)

Mã số 150 = 151 + 152 +153 +154 + 155 (trước đây không có 153, 154 nhưng có 158)

Mã số 200 = 210 + 220 + 230 + 240 +250 +260 (trước đây không có 230)

5. Phần Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như:

Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp.

- Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không.

- Phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán thêm chỉ tiêu: nợ xấu; vay và nợ thuê tài chính; tài sản dở dang dài hạn…

IV. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Doanh nghiệp được chủ động xây dưng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.

Các loại chứng từ kế toán tại Phục lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế cho riêng mình được thì có thể áp dụng theo Phụ lục 3.

V. SỔ KẾ TOÁN

Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư.

Ngoài ra, Thông tư còn có quy định mới hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.

Trang Nguyễn

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Hợp nhất 2 công ty chứng khoán SBS và chứng khoán Phương Nam

(Chungkhoantructuyen.edu.vn) Hai công ty chứng khoán Phương Nam và chứng khoán SBS muốn hợp nhất với nhau.

Kế hoạch hợp nhất 2 công ty chứng khoán sẽ được Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trình Đại hội cổ đông để xin ý kiến trong tháng 7.
Theo tờ trình của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), tại ĐHCĐ diễn ra vào tháng 7, công ty sẽ xin ý kiến cổ đông về kế hoạch hợp nhất với Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Cùng với đó, công ty chứng khoán SBS cũng xin ý kiến về việc từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2009-2014. Tuy nhiên, thành viên nào xin từ nhiệm và kế hoạch cụ thể về hợp nhất không được SBS đề cập.



Cổ phiếu SBS bị hủy niêm yết từ tháng 3 năm ngoái do lỗ vượt quá vốn điều lệ thực góp, còn chứng khoán PNS hiện giao dịch trên sàn OTC.
Chủ tịch SBS hiện là ông Kiều Hữu Dũng, còn chủ tịch Chứng khoán Phương Nam là ông Lữ Bỉnh Huy. Trước đó, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Phương Nam là ông Trầm Khải Hòa, con đại gia Trầm Bê. Ông Huy thay ông Hòa vào tháng một.
Hàn Phi

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Công ty chứng khoán kiếm bạc cắc trong khủng khoảng

Gần như toàn bộ những công ty có lãi sau thuế năm 2012 từ 50 tỷ đồng trở lên đều có mảng môi giới mạnh, thuộc Top 10 về thị phần trên 2 sàn.


Theo số liệu thống kê của VNDirect, cuối tháng 2/2013, 24 trên 27 công ty chứng khoán niêm yết tại hai sàn giao dịch TP HCM và Hà Nội đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, còn lại Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Chứng khoán APEC (API) và Chứng khoán Tràng An (TAS) vẫn chưa báo cáo. 9 doanh nghiệp trong số này báo lỗ, dẫn đầu là Chứng khoán Sacombank (SBS) và Chứng khoán Phú Hưng (PHS) với mức lỗ cả trăm tỷ đồng.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tin chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam nóng hàng đầu thế giới


Dẫn đầu trong danh sách của CNN là Nhật Bản với mức tăng 34% kể từ đầu năm 2013, Việt Nam xếp thứ 11 với 15%, sau Philippines và Indonesia tại Đông Nam Á.


CNN vừa đưa ra danh sách công bố các thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu năm 2013, theo số liệu của Tập đoàn đầu tư Bespoke, lấy đến hết ngày 24/4. Theo đó, Nhật Bản dẫn đầu với mức tăng 34%. Việt Nam xếp thứ 11 trong danh sách với 15% của Vn-Index. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Philippines (20%) và Indonesia (16%).


Sau đây là 15 thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới theo danh sách trên.
1. Nhật Bản




Mức tăng: 34%


Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt từ tháng 11 năm ngoái nhờ sự kỳ vọng vào các biện pháp kích thích giúp họ chấm dứt hai thập kỷ giảm phát. Các chính sách nới lỏng tăng cường của Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến đồng yen giảm giá mạnh, đẩy lợi nhuận các hãng xuất khẩu như Toyota hay Sony tăng cao. Dù chỉ số Nikkei đã tăng gần 100% so với đáy tháng 3/2009, các chuyên gia vẫn nhận định chứng khoán Nhật Bản còn tăng cao trong thời gian tới.
2. Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE)




Mức tăng: 28%


Cổ phiếu doanh nghiệp tại hai tiểu quốc Dubai và Abu Dhabi đang ở mức cao nhất ba năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào sự hồi sinh bất động sản tại UAE, sau khi bong bóng địa ốc nổ tung năm 2009. Sự cải thiện kinh tế vĩ mô cũng khiến Dubai trở nên hấp dẫn. Chính quyền tiểu quốc này dự đoán GDP Dubai có thể tăng hơn 4% năm nay. Dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng chứng khoán UAE còn tương đối đắt đỏ so với các thị trường mới nổi như Mỹ Latin hay châu Á.
3. Argentina




Mức tăng: 27%


Kết thúc năm 2012 ở mức thấp hơn 40% mốc cao kỷ lục đạt được năm 2011, cổ phiếu Argentina lại bắt đầu tăng mạnh. Tuy nhiên, lý do lại không phải là nền tảng kinh tế được cải thiện. Asha Mehta, giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Acadian Asset Management cho biết: “Argentina là một trong những thị trường chứng khoán tệ hại nhất thế giới năm 2012. Giá cả hiện xuống thấp đến mức những người chuyên săn món hời đã nhận thấy cơ hội và bắt đầu ào ào quay lại”.
4. Kuwait




Mức tăng: 23%


Chứng khoán Kuwait tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2010 nhờ lợi nhuận doanh nghiệp ổn định và kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ. Kuwait cũng là thị trường béo bở nhờ trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 6 thế giới, đồng thời là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu mạnh nhất. Kinh tế Kuwait được vọng tăng trưởng 4,5% năm nay và 5% năm sau, theo Cơ quan Nghiên cứu Tài chính nước này.



5. Philippines




Mức tăng: 20%


Chứng khoán Philippines đã tăng cao kỷ lục khi nước này lần đầu tiên được Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm lên BBB- (mức đáng đầu tư) với triển vọng ổn định hồi tháng 3. Các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn đến đây do Philippines gần như miễn dịch với tăng trưởng kinh tế ì ạch tại Trung Quốc và chỉ phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa.
6. Nigeria




Mức tăng: 19%


Sàn chứng khoán Nigeria (NSE) được thành lập năm 1960. Đến cuối năm ngoái, NSE đã có 198 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hóa 57 tỷ USD. Đây cũng là thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh nhất châu Phi.
7. Botswana




Mức tăng: 16%


Sàn chứng khoán Botswana được thành lập năm 1995, có quy mô tương đối nhỏ với 35 công ty niêm yết. Các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 10% giá trị vốn hóa tại đây.
8. Thụy Sĩ




Mức tăng: 16%


Chỉ số Thị trường Thụy Sĩ (SMI) được lập ra năm 1988, theo dõi 20 cổ phiếu có mức vốn hóa và thanh khoản lớn nhất nước. SMI đại diện cho khoảng 85% giá trị vốn hóa trên thị trường cổ phiếu Thụy Sĩ.


Nguồn: Vnexpress.net